Sự sơn bị rỗ và sơn bị rộp

Jan 01 1970
(0) Comments

5. Sơn bị rỗ

Biểu hiện

Sơn tường sau khi khô có các chỗ lõm nhỏ, tròn xuất hiện dày đặc hư vết rỗ. Hiện tượng này khiến bề mặt kém bằng phẳng và gây mất thẩm mỹ.

Có 2 loại rỗ sơn thường gặp:

  • Rỗ có hạt: màng sơn xuất hiện các hạt nhỏ, nổi lên bề mặt
  • Rỗ dạng lỗ: màng sơn có các vết lõm tròn nhỏ trên bề mặt

Nguyên nhân

  • Trường hợp có hạt

+ Những vụn sơn khô bị lẫn vào thùng sơn và bị sơn lẫn lên bề mặt tường.

+ Bụi bẩn bám vào màng sơn: bụi bẩn có thể đến từ bề mặt tường không được xử lý và vệ sinh sạch sẽ; hoặc do bụi bẩn bám vào sơn khi thi công.

+ Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công.

  • Trường hợp có lỗ

+ Tốc độ lăn sơn quá nhanh khiến sơn màng sơn khá mỏng, bị hút vào tường, tạo thành lỗ.

+ Dùng rulo lăn sơn cũ với chiều dài sợi bông bị mòn, ngắn.

+ Lăn sơn bóng hoặc bán bóng lên trên bề mặt nền bị rỗ.

+ Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn, khi khô vỡ ra tạo thành lỗ.

Nếu là sơn dung môi, sơn dầu thì do xử lý bề mặt cần sơn không kỹ.

Khắc phục

  • Dùng dao cạo, giấy nhám để cạo sạch phần sơn bị rỗ. Sau đó xử lý bề mặt cẩn thận.
  • Tiến hành sơn các lớp theo đúng quy trình.

Sơn tường bị rỗ khiến bề mặt tường kém bằng phẳng, mất thẩm mỹ.

6. Sơn bị rộp

Biểu hiện

Là hiện tượng màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên. Sơn phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc sơn.

Nguyên nhân

  • Tường có nhiều hơi ẩm, đẩy màng sơn phồng lên
  • Màng sơn có tính thở kém
  • Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào
  • Độ bám dính của sơn không tốt
  • Thi công khi bề mặt tường quá nóng

Khắc phục

  • Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, và khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
  • Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
  • Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
  • Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

+ 1 lớp sơn lót.

+ 2 lớp sơn hoàn thiện.